|
Từ điển Hán Việt
靜
Bộ 174 青 qing1 [8, 16] U+975C 靜 tĩnh 静 jing4- (Động) Giữ yên lặng, an định. Tĩnh 靜 đối lại với động 動. ◎Như: thụ dục tĩnh nhi phong bất chỉ 樹欲靜而風不止 cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. § Ghi chú: Phàm vật gì không hiện hẳn cái công tác dụng của nó ra đều gọi là tĩnh. Nhà Phật 佛 có môn tham thiền, cứ ngồi yên lặng, thu nhiếp cả tinh thần lại không tư lự gì để xét tỏ chân lí gọi là tĩnh. Tống Nho cũng có một phái dùng phép tu này gọi là phép chủ tĩnh 主靜.
- (Tính) Yên, không cử động. ◎Như: phong bình lãng tĩnh 風平浪靜 gió yên sóng lặng.
- (Tính) Lặng, không tiếng động. ◎Như: canh thâm dạ tĩnh 更深夜靜 canh khuya đêm lặng. ◇Lục Thải 陸采: Ngưu dương dĩ hạ san kính tĩnh 牛羊已下山徑靜 (Hoài hương kí 懷香記) Bò và cừu đã xuống núi, lối nhỏ yên lặng.
- (Tính) Yên ổn, không có giặc giã khuấy rối.
- (Tính) Trong trắng, trinh bạch, trinh tĩnh. ◇Thi Kinh 詩經: Tĩnh nữ kì xu, Sĩ ngã ư thành ngung 靜女其姝, 俟我於城隅 (Bội phong 邶風, Tĩnh nữ 靜女) Người con gái trinh tĩnh xinh đẹp, Đợi ta ở góc thành.
- (Tính) Điềm đạm. ◇Đỗ Phủ 杜甫: Thái hầu tĩnh giả ý hữu dư, Thanh dạ trí tửu lâm tiền trừ 蔡侯靜者意有餘, 清夜置酒臨前除 (Tống Khổng Sào Phụ 送孔巢父) Quan hầu tước họ Thái, người điềm đạm, hàm nhiều ý tứ, Đêm thanh bày rượu ở hiên trước.
- (Danh) Mưu, mưu tính.
- (Danh) Họ Tĩnh.
- (Phó) Lặng lẽ, yên lặng. ◇Hậu Hán Thư 後漢書: Hạp môn tĩnh cư 闔門靜居 (Đặng Vũ truyện 鄧禹傳) Đóng cửa ở yên.
- Cũng viết là 静.
|
冷靜 lãnh tĩnh 平靜 bình tĩnh 動靜 động tĩnh
|
|
|
|