|
Từ điển Hán Việt
禪
Bộ 113 示 thị [12, 17] U+79AA 禪 thiện, thiền 禅 chan2, shan4, tan2- (Động) Quét đất mà tế gọi là thiện. Ngày xưa thiên tử đi tuần thú, phong núi Thái Sơn mà tế trời, quét núi nhỏ mà tế núi sông gọi là phong thiện 封禪.
- (Động) Thiên tử truyền ngôi cho người khác gọi là thiện vị 禪位, vì tuổi già mà truyền ngôi cho con gọi là nội thiện 內禪. ◇Trang Tử 莊子: Đế vương thù thiện, tam đại thù kế 帝王殊禪, 三代殊繼 (Thu thủy 秋水) Đế vương nhường ngôi khác nhau, ba đời nối ngôi khác nhau.
- Một âm là thiền. (Danh) Lặng nghĩ suy xét. Gọi đủ là thiền-na 禪那 (tiếng Phạn "dhyāna"). Phép tu chuyên chú tâm vào một cảnh gọi là thiền định 禪定, môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là thiền tông 禪宗, lòng say mùi đạo gọi là thiền duyệt 禪悅.
- (Danh) Phật pháp. Đạo Phật lấy thanh tĩnh xét tỏ chân lí làm tôn chỉ nên gọi là thiền. ◇Thủy hử truyện 水滸傳: Lão tăng tự mạn mạn địa giáo tha niệm kinh tụng chú, bạn đạo tham thiền 老僧自慢慢地教他念經誦咒, 辦道參禪 (Đệ tứ thập hồi) Lão tăng đây sẽ dần dần dạy cho hắn biết đọc kinh tụng chú, học đạo tham thiền.
|
安禪 an thiền 參禪 tham thiền
|
|
|
|