|
Từ điển Hán Việt
沙
Bộ 85 水 thủy [4, 7] U+6C99 沙 sa, sá sha1, sha4, suo1- (Danh) Cát. ◎Như: phong sa 風沙 gió cát, nê sa 泥沙 bùn cát.
- (Danh) Bãi cát. ◇Thi Kinh 詩經: Phù ê tại sa 鳧鷖在沙 (Đại nhã 大雅, Phù ê 鳧鷖) Cò le ở bãi cát.
- (Danh) Tên số nhỏ, mười hạt bụi là một sa, vì thế nên ví dụ vật gì nhỏ cũng gọi là sa. ◎Như: kim sa 金沙, thiết sa 鐵沙.
- (Danh) Họ Sa.
- (Danh) Sa-môn 沙門 thầy tu. Dịch âm tiếng Phạn "sramana", Tàu dịch nghĩa là cần tức 勤息 nghĩa là người đi tu chăm tu phép thiện dẹp hết tính ác.
- (Danh) Sa-di 沙彌, tiếng nhà Phật (âm tiếng Phạn "sramanera"), là tiểu tăng, tiểu sa-môn, chú tiểu, dịch nghĩa mới là cần sách 勤策. Chỉ tăng hoặc ni mới gia nhập tăng-già và thụ mười giới. Một nữ sa-di được gọi là sa-di-ni 沙彌尼 hoặc nữ cần sách 女勤策. Phần lớn các sa-di còn là trẻ con, nhưng ít nhất bảy tuổi mới được thu nhận. La-hầu-la, con trai đức Phật là sa-di nổi tiếng nhất, gia nhập tăng-già từ lúc bảy tuổi. Thông thường sa-di được tỉ-khâu hoặc tỉ-khâu-ni hướng dẫn tu học và đến một tuổi nhất định, sau một cuộc khảo hạch, thụ giới cụ túc sẽ trở thành tỉ-khâu hoặc tỉ-khâu-ni.
- (Hình) Quả chín quá hoen ra từng vết con cũng gọi là sa. ◎Như: sa nhương đích tây qua 沙瓤的西瓜 ruột dưa hấu chín.
- (Hình) Nhỏ vụn, thô nhám (như hạt cát). ◎Như: sa đường 沙糖 đường cát, sa chỉ 沙紙 giấy nhám.
- (Động) Đãi, thải, gạn đi. ◎Như: sa thải 沙汰 đãi bỏ bớt đi.
- Một âm là sá. (Trạng thanh) Tiếng rè rè, tiếng khàn. ◎Như: sá ách 沙啞 khản tiếng.
|
愛沙尼亞 ái sa ni á 沙門 sa môn 長沙 trường sa
|
|
|
|